Collagen là một loại protein được tìm thấy ở động vật, đặc biệt là trong các mô thịt và mô liên kết của động vật có vú. Nó là thành phần chính của mô liên kết, và là loại protein có nhiều nhất trong các loài động vật có vú, chiếm khoảng 25% đến 35% protein cơ thể. Collagen, ở dạng sợi dài, chủ yếu được tìm thấy trong các mô xơ như dây chằng, gân và da, và cũng có nhiều trong giác mạc, sụn, xương, mạch máu, ruột, và đĩa đệm. Nguyên bào sợi là tế bào phổ biến nhất tạo ra collagen.
Collagen chiếm 1-2% của các mô cơ, và chiếm 6% trọng lượng của cơ bắp, cơ gân. Gelatin, được sử dụng trong thực phẩm và công nghiệp, là collagen đã được thủy phân một phần.
Chức năng chính của collagen là kết nối các mô trong cơ thể lại với nhau, nếu không có chúng cơ thể người sẽ chỉ là các phần rời rạc.
1. Collagen là gì?
Collagen là một loại protein chiếm tới 30% tổng lượng protein trong cơ thể người, collagen có chức năng chính là kết nối các mô trong cơ thể lại với nhau. Các nhà khoa học thường ví collagen giống như một chất keo dính các bộ phận trong cơ thể người lại thành một khối hoàn chỉnh, nếu không có chúng cơ thể người sẽ chỉ là các phần rời rạc.
Có khoảng 29 loại collagen được tìm thấy trong cơ thể, 90% thuộc bốn loại sau:
Như tất cả các tế bào khác của cơ thể, collagen cũng có giai đoạn bị già nua và chết đi. Sự thoái hóa collagen thường xảy ra ở giai đoạn từ 30 tuổi trở đi.
Thời gian đầu, tốc độ thoái hóa collagen thường chậm nên các dấu hiệu lão hóa có thể không thấy rõ. Từ sau 40 tuổi, tốc độ thoái hóa rất nhanh, nên da bắt đầu chùng giãn, các bắp cơ không còn chắc, xương mất canxi, các mô quanh mạch máu giảm đàn hồi làm mạch máu nổi rõ lên, dễ tổn thương tạo thành các vết bầm… Có thể nói, mất collagen là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự già nua không chỉ ở dáng vẻ bên ngoài mà còn ở việc suy giảm cấu trúc và chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
Collagen là yếu tố cần thiết trong quá trình tạo ra các axit amin thanh khiết cho sức khỏe của làn da, mái tóc, móng tay, khớp xương và các mô khác trên cơ thể người.
2. Tác dụng collagen đối với cơ thể
Collagen chiếm khoảng 70% cấu trúc da và được phân bổ chủ yếu ở lớp hạ bì của da. Collagen có tác dụng kết nối các tế bào, kích thích quá trình trao đổi chất, tạo độ đàn hồi của da. Sự suy giảm về chất lượng và số lượng collagen sẽ dẫn đến hậu quả “lão hoá” của cơ thể mà sự thay đổi trên làn da, trên khuôn mặt là dấu hiệu dễ nhận biết nhất: làn da bị khô, nhăn nheo bắt đầu từ các đường nhăn mảnh trên khoé mắt, khoé miệng, lâu dần thành nếp nhăn sâu, các đường nét khuôn mặt bị chùng nhão và chảy xệ. Chính vì vậy mà collagen đóng vai trò là một trong những chất quan trọng hàng đầu của ngành thẩm mỹ, đặc biệt là chăm sóc da, phẫu thuật thẩm mỹ, phẫu thuật bỏng…
Sẹo được hình thành do liên kết collagen và elastin của da bị gãy và tổn thương. Collagencó tác động tích cực để sản sinh ra các tế bào da mới, giúp làn da hồi sinh nhanh chóng nên các vết thâm cũng sẽ bị làm mờ dần.
Những người dễ bị chảy máu trong có thể do nguyên nhân là mạch máu yếu, dễ bị tổn thương. Collagen là hợp chất sản sinh ra mạch máu. Collagen giúp đề phòng xơ cứng động mạch và cao huyết áp, rất hữu hiệu với người bị bệnh xơ cứng động mạch não, nhồi máu cơ tim.
Bên cạnh Canxi, Collagen chiếm 80% trong cơ cấu thành phần của xương. Nếu so sánh cấu tạo xương như một ngôi nhà thì canxi chính là xi măng, collagen là sợi sắt. Theo sự lớn dần cùng tuổi tác, collagen cũng bi suy yếu và lão hoá làm giảm tính đàn hồi, dẻo dai của bộ xương.Vì vậy bổ sung collagen giúp xương chắc khỏe hơn và phòng chống các bệnh như loãng xương, xốp xương.
Collagen chiếm 50% trong cơ cấu thành phần sụn. Thiếu collagen làm cho ma-sát giữa các khớp xương lớn hơn, gây ra các biến dạng ở xương và sụn. Việc bổ sung collagen giúp ngăn ngừa và giảm thiểu các bệnh liên quan đến khớp xương. Ngoài ra collagen còn giúp phòng chống các bệnh như đau thắt lưng, thoát vị đĩa đệm và một số bệnh về xương, sụn khác
Collagentồn tại nhiều trong giác mạc và thuỷ tinh thể của mắt dưới dạng kết tinh. Thiếu collagen làm cho giác mạc hoạt động kém, gây ảnh hưởng đến thị lực của mắt và làm cho thủy tinh thể mờ đi do chất Amino bị lão hóa, đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh đục thủy tinh thể mắt.
Các thí nghiệm khoa học tại Nhật đã chứng minh được rằng sử dụng collagen chiết xuất có tác dụng ngăn ngừa sự biến đổi tế bào gốc phôi (tế bào ES) thành tế bào ung thư.
Collagen cũng tồn tại trong nội tạng trong cơ thể người và có tác dụng giữ cho các bộ phận nội tạng luôn khỏe mạnh. Bổ sung collagen sẽ hạn chế các bệnh về tim mach, gan, phổi…
Collagen có nhiều trong lợi răng và được coi là tố chất đề kháng các bệnh về răng miệng như viêm nha chu.
Collagen có trong chất sừng ở tóc, móng chân, móng tay và có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng hỗ trợ hoạt động của chất sừng này. Do đó bổ sung collagen giúp cho tóc và móng chân, móng tay bóng mượt, mịn màng, chắc khỏe cũng như có tác dụng hạn chế rụng tóc. Dầu gội đầu có chứa collagen có tác dụng giữ ẩm và làm suôn mượt tóc.
Collagen tăng cường khả năng hoạt động của vi khuẩn có vai trò quan trọng trong cơ chế miễn dịch của cơ thể. Collagentạo môi trường thích hợp cho hoạt động các vi khuẩn có ích này trong cơ thể. Vì thế, collagen có tác dụng cải thiện chứng táo bón hay gặp ở phụ nữ, giữ da đẹp và tăng cường khả năng hoạt động của não.
(Theo Wiki)